Trả lương

Navigation:  4.Hướng dẫn sử dụng > Kế toán tiền lương > Có lập bảng lương trên phần mềm >

Trả lương

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

1. Định khoản

Khi thực hiện chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã bằng tiền mặt, kế toán ghi:

Nợ TK 334: Phải trả cán bộ, công chức

  Có TK 111: Tiền mặt

Kế toán trả lương, phụ cấp qua tài khoản cá nhân:

Khi xã lập Lệnh chi tiền hoặc Giấy rút dự toán chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi Kho bạc sang tài khoản tiền gửi Ngân hàng, nơi cán bộ, công chức cấp xã mở tài khoản cá nhân để thanh toán tiền lương, phụ cấp, kế toán ghi:

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng, Kho bạc (1122 – Tiền gửi Ngân hàng)

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, Kho bạc (1121- Tiền NSX tại Kho bạc)

Trường hợp chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi ngân hàng, đồng thời ghi Có TK 008 “ Dự toán chi ngân sách”

Khi có xác nhận của ngân hàng về số tiền lương và các khoản thu nhập khác đã được chuyển vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức cấp xã, kế toán ghi:

Nợ TK 334: Phải trả cán bộ, công chức

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, Kho bạc (1122: Tiền gửi Ngân hàng)

Thực hiện chuyển trả qua tài khoản cá nhân từ tài khoản ngân hàng kho bạc

Xã lập Giấy rút dự toán ngân sách, khi nhận được giấy báo cáo của ngân hàng thì hạch toán

Nợ TK 334: Phải trả cán bộ, công chức

Có TK 1121 : Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

2. Mô tả nghiệp vụ

Đối với phương thức chi trả bằng tiền mặt:

1. Căn cứ bảng tính lương được duyệt, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương và đề nghị chi tiền gửi kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

2. Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt Bảng thanh toán tiền lương và đề nghị chi tiền.

3. Kế toán tiền mặt lập phiếu chi tiền. Nếu cán bộ viên chức và người lao động khác tự đến lĩnh tiền mặt thì thường lập 1 phiếu chi chung để chuyển thủ quỹ chi tiền (tên người nhận là Thủ quỹ thực hiện trả lương), nếu chi cho đại diện các bộ phận đến lĩnh tiền lương thì mỗi bộ phận làm 1 phiếu chi riêng (tên người nhận tiền là đại diện của các bộ phận đến nhận lương).

4. Thủ quỹ/cán bộ đại diện bộ phận chi trả lương cho cán bộ viên chức và người lao động, cán bộ viên chức và người lao động nhận lương ký nhận vào bảng thanh toán tiền lương.

5. Thủ quỹ chuyển phiếu chi có đầy đủ chữ ký cho kế toán ghi nhận vào sổ sách, và Thủ quỹ/cán bộ đại diện chi trả lương nộp lại Bảng thanh toán tiền lương cho kế toán làm cơ sở hạch toán và lưu chứng từ.

Đối với phương thức chi trả bằng tiền gửi tại ngân hàng thương mại:

1. Căn cứ bảng tính lương được duyệt, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương, danh sách chuyển trả lương qua tài khoản tiền gửi và đề nghị chi tiền gửi kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

2. Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt Bảng thanh toán tiền lương và đề nghị chi tiền.

3. Kế toán tiền gửi lập Ủy nhiệm chi kèm theo danh sách chuyển trả lương qua tài khoản tiền gửi để đề nghị ngân hàng chuyển trả lương vào tài khoản cá nhân của CBVC người lao động. Nếu CBVC người lao động chưa có tài khoản cá nhân tại ngân hàng thì có thể nhận bằng tiền mặt.

4. Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để chi trả lương.

5. Kế toán nhận lại 1 liên Ủy nhiệm chi và chứng từ hạch toán của ngân hàng và ghi vào sổ kế toán.

Đối với phương thức chi trả lương bằng Rút dự toán tại KBNN:

1. Đơn vị ký hợp đồng với một ngân hàng thương mại để sử dụng dịch vụ thanh toán cá nhân cho cán bộ, công chức của mình.

2. Căn cứ hợp đồng đã ký với đơn vị giao dịch, ngân hàng thương mại làm thủ tục mở một tài khoản thanh toán cho đơn vị và tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân cho từng cán bộ, công chức của đơn vị.

3. Khi có nhu cầu thanh toán, chi trả cho cán bộ, công chức trong đơn vị, kế toán lập và gửi đầy đủ hồ sơ, chứng từ chi đến Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định (Xem chi tiết phần Rút kinh phí).

4. Căn cứ đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước kiểm soát, nếu phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng thương mại.

5. Kế toán gửi lập Ủy nhiệm chi kèm theo danh sách chi trả lương chuyển đến ngân hàng thương mại yêu cầu chuyển trả tiền lương.

6. Căn cứ danh sách chi trả tiền lương hàng tháng của đơn vị và số tiền trên tài khoản thanh toán, ngân hàng thương mại làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của đơn vị sang các tài khoản thanh toán cá nhân của từng cán bộ, công chức đơn vị.

7. Kế toán nhận lại 1 liên Ủy nhiệm chi và chứng từ hạch toán của ngân hàng và ghi vào sổ kế toán.

3. Xem/tải phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tại đây)

4. Các bước thực hiện

1. Vào nghiệp vụ Lương, chọn Trả lương.

2. Khai báo thông tin trên bảng Trả lương cán bộ.

Chọn tháng trả lương.

Chọn Phòng ban trả lương.

Nhấn Lấy số liệu để phần mềm tự động lấy lên danh sách cán bộ trên Bảng lương thuộc phòng ban đã chọn và số tiền thực lĩnh tương ứng.

Tích chọn những cán bộ cần trả lương.

Nhấn Trả lương.

3.6_HD_nghiep_vu_tien_luong_Tra_luong1_anh1

3. Khai báo thông tin trả lương.

Chọn hình thức trả lương: Tiền mặt, Tiền gửi hay Chuyển khoản.

Tài khoản thanh toán sẽ được hệ thống tự động hạch toán theo phương thức thanh toán.

Nhập thông tin Người nhận: Người nhận, Địa chỉ để thuận tiện trong việc trả lương cho cán bộ, công chức.

Chọn ngày chứng từ hạch toán.

Nhấn Đồng ý.

3.6_HD_nghiep_vu_tien_luong_Tra_luong1_anh2

4. Lưu ý:

Nếu anh/chị chọn Phương thức thanh toán là Tiền gửi thì tài khoản thanh toán sẽ được hệ thống tự động hạch toán TK Có 1122 và sau khi nhấn Đồng ý, anh/chị cần phải khai báo đầy đủ các thông tin chứng từ Chi tiền gửi.

Nếu anh/chị chọn Phương thức thanh toán là Chuyển khoản thì tài khoản thanh toán sẽ được hệ thống tự động hạch toán TK Có 1121 và sau khi nhấn Đồng ý, anh/chị cần phải khai báo đầy đủ các thông tin chứng từ Chuyển khoản kho bạc.