Chứng từ phát sinh trong tháng chỉnh lý, anh/chị vẫn thực hiện hạch toán vào các phân hệ tương ứng trên phần mềm.
•Khi nhập chứng từ, anh chị lưu ý:
oNgày chứng từ: Là ngày thực tế phát sinh chứng từ đó, thông thường vào Quý 1 của năm tài chính kế tiếp, ví dụ: 20/01/2020
oNgày hạch toán: Là ngày 31/12/2019.
• Sau khi hạch toán các chứng từ phát sinh tháng chỉnh lý, đơn vị có thể xem báo cáo liên quan, ví dụ:
- Xem riêng báo cáo tháng chỉnh lý:
o Là cách xem báo cáo chỉ thể hiện số liệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Khi đó phần mềm căn cứ các chứng từ phát sinh trong tháng chỉnh lý, thỏa mãn điều kiện: Có ngày chứng từ thuộc quý I năm sau, ngày hạch toán là 31.12 của năm tài chính hiện hành, như đã hướng dẫn hạch toán ở trên.
o Để xem riêng báo cáo tháng chỉnh lý, khi in báo cáo, ở màn hình Tham số báo cáo, anh chị không cần lựa chọn thời gian, chỉ cần tích vào ô "In tháng chỉnh lý quyết toán" là được.
- Xem cả năm bao gồm tháng chỉnh lý:
oLà cách xem báo cáo thể hiện số liệu của cả 12 tháng trong năm tài chính hiện hành và cả trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Khi đó phần mềm căn cứ các chứng từ phát sinh thỏa mãn điều kiện: Có ngày hạch toán là từ 1.1 đến 31.12 của năm tài chính hiện hành, như vậy đã bao gồm các chứng từ của 12 tháng thông thường, và các chứng từ hạch toán trong thời gian chỉnh lý. Bằng cách xem này, anh chị có thể xem được một cách tổng quát nhất toàn bộ phát sinh của năm tài chính đó.
oĐể xem báo cáo cả năm bao gồm tháng chỉnh lý, khi in báo cáo, ở màn hình Tham số báo cáo, anh chị chọn kỳ báo cáo là Năm nay, đồng thời tích vào ô "Bao gồm chứng từ chỉnh lý quyết toán" là được.